Lĩnh vực hoạt động

TƯ VẤN LẮP XIẾT

Công ty chúng tôi với đội ngũ kinh doanh, kỹ thuật trẻ, năng động và sáng tạo sẽ cung cấp và cập nhận đến quý khách hàng nhưng kĩ thuật  mới, không nhưng thế công ty chúng tôi với 8 năm kinh nghiệp trong lĩnh vực buôn bán  và tư vấn kỹ thuật về các sản phẩm bulong, ốc vít, phủ kiện đường ống,....Sẽ mang đến cho quý khách hàng những kinh nghiệm cũng như kỹ thuật trong lĩnh vực lắp xiết

1. Phương pháp xiết bu lông tạo lực căng phù hợp cho mối ghép

- Phương pháp xiết bu lông bằng các đo lực trực tiếp:

+Sử dụng bu lông lực kéo khống chế: Bulong lực kéo khống chế (Tension control Bolt) hay còn gọi là bu lông 2 đầu. Là loại bu lông có cấu tao khá đặc biệt, phần đầu ren có xẻ rãnh dọc và phần trục của bu lông chỉ được tiện một phần ren. 

Để xiết được loại bulong lực kéo khống chế 2 đầu người ta sẽ sử dụng một loại công cụ Clê đặc biệt có 2 chụp cặp đồng trục (Một đầu có thiết kế phù hợp với bu lông và một đầu có thiết kế để lắp quay đai ốc). Chụp cặp phía trong giữ phần chốt và chụp cặp phía ngoài bao quanh êcu (đai ốc) . Khi xiết bulong và đai ốc cùng một lúc phải sử dụng 2 công cụ Clê vì nó đồng trục nên không thể tách rời và hướng quay của bu lông với đai ốc ngược nhau. 

Tại một thời điểm nào đó, mô men xoắn gây ra bởi ma sát giữa ren êcu và ren bu lông, giữa êcu và vòng đệm sẽ thắng được khả năng chống xoắn cắt của bu lông tại rãnh ngang. Chốt sẽ bị cắt rời khỏi bu lông tại rãnh ngang. Nếu bu lông được sản xuất và đo đạc chính xác, lực căng thiết kế sẽ đạt được tại thời điểm này. Lưu ý, loại bu lông lực kéo khống chế là loại bulong cường độ cađược ứng dụng trong xây dựng và lắp đặt nhà máy công nghiệp, cầu đường giao thông.

2. Phương pháp clê lực:

Nguyên lý của phương pháp này là ứng với một lực căng nhất định trong sản phẩm bulong cụ thể (có cùng tính chất cơ học và được sản xuất ra bởi một đơn vị nhất định) thì sẽ có một mô – men xoắn để xiết êcu (gọi tắt là mô men xiết) có giá trị xác định, không đổi.

Giá trị của các mô men xiết có thể được tra bảng hoặc dùng các công thức để tính toán.

M = k x P x D

Trong đó:

  • M là mômen xiết (Nm);
  • P là lực căng trong bulong (kN);
  • D là đường kính bulong (mm);
  • k là một hệ số xác định bằng thực nghiệm, tuỳ thuộc loại bulong, thông thường có giá trị từ 0,12 đến 0,20. Vấn đề hệ số “k” khá phức tạp sẽ được bàn trong một bài báo sau.

3. Phương pháp quay thêm êcu:

Bản chất của phương pháp quay thêm êcu này là tạo độ giãn dài của bulong. ứng với một góc quay thêm của êcu thì bulông sẽ được kéo giãn ra một lượng. Tương ứng với lượng giãn dài này sẽ là một lực căng tương ứng trong bulong. Nếu việc xiết trước bulông lúc trước không được làm cẩn thận, vẫn để khe hở giữa các bản thép nối thì việc xiết thêm (quay thêm) êcu sẽ làm giảm khe hở kể trên và bulông được giãn dài không như mong muốn và dẫn đến lực căng trước trong bulong sẽ không đạt như yêu cầu.

Khi quay thêm êcu, lưu ý là phải đánh dấu trên êcu và đầu có ren của bulông. Không được đánh dấu giữa êcu và bản nối, vì trong quá trình quay thêm, không những chỉ êcu quay mà bulông có thể quay. Cái chúng ta cần là sự quay tương đối giữa êcu và bulông để đảm bảo sự giãn dài và lực căng yêu cầu.

Online: 1    |    Total: 492091
Hotline tư vấn miễn phí: 0918 86 87 81
Zalo
Zalo